Sản phẩm “chính chủ” lo bị hàng nhái
Cực khổ lắm mới trụ được thị trường ở phía Bắc cho sản phẩm đồ chơi trẻ em, nơi mà các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc tràn lan.
Vấn đề về sản phẩm Trung Quốc đang là chuyện nan giải ở thị trường Việt Nam
Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra các sản phẩm đồ chơi trẻ em không chứng từ - Ảnh: L.Sơn
Ông Bảy cho biết đã ngay lập tức cho người đi kiểm tra. “Vì chỉ cần những người này bỏ hàng được một lần và nếu được sự tiếp tay của nơi bán hàng nữa thì công sức gầy dựng thương hiệu của mình lâu nay ở thị trường phía Bắc coi như trôi sông đổ biển” - ông Bảy nói.
Tương tự, Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang cũng đang hết sức “đau đầu” khi tình trạng sản phẩm bị làm nhái thương hiệu, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng ngày một gia tăng.
“Mới đây ít ngày, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tạm thu giữ hơn 1.000 bộ bao bì của một doanh nghiệp xâm phạm quyền nhãn hiệu đối với bộ đèn Double Wing của chúng tôi đã được đăng ký bảo hộ. Vì cách thức nhái y chang chúng tôi nên người tiêu dùng có thể mua trúng sản phẩm không đạt chất lượng, rồi lại nghĩ hàng của Điện Quang thế này thế kia thì có phải chết chúng tôi không” - ông Hồ Quỳnh Hưng, tổng giám đốc công ty, bức xúc.
Việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng sẵn có trên thị trường gây ra rất nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp sản xuất đang sở hữu thương hiệu “chính chủ”.
Rơi vào những tình huống này, ngoài việc báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như lên kế hoạch đối phó với những tình huống cụ thể diễn ra trong chuỗi phân phối đang đối mặt, bản thân các doanh nghiệp cũng nhanh chóng nhận ra cơ chế hoạt động của mình đang “mắc” ở đâu để tháo gỡ, ngăn ngừa những tình huống có thể tái diễn.
Như với Nhựa Chợ Lớn, ông Đức Bảy thấy ngay rằng những cửa hàng, đại lý đang bán các sản phẩm của công ty sản xuất ở khu vực các tỉnh không phải nơi nào cũng do chính công ty trực tiếp quản lý.
“Chúng tôi chưa đủ nguồn lực, kinh phí để xây dựng được những điểm bán do chính mình quản lý. Nên khi chọn phương thức chi hoa hồng, thưởng doanh số cho những cửa hàng, đại lý nào bán được nhiều hàng thì công ty cũng phải chấp nhận một thực tế những điểm bán này sẽ khó lòng từ chối những lời mời hấp dẫn từ những nơi nếu thấy có lợi nhuận cao hơn” - ông Đức Bảy thừa nhận.
Cho nên ngay lập tức ban giám đốc công ty đã ngồi lại với nhau bàn bạc kế hoạch cần phải thay đổi chính sách bán hàng như thế nào để hấp dẫn người kinh doanh hơn, trong đó mức chi chiết khấu cho đại lý phân phối, doanh số thưởng cao cho nơi nào bán nhiều được đưa lên hàng đầu. Một giải pháp cũng được ban giám đốc thống nhất làm ngay là nhanh chóng tung thêm nhiều sản phẩm, mẫu mã mới cho thị trường với chất lượng cao nhất. “Làm tốt điều này thì hàng nhái, hàng chất lượng thấp không thể theo kịp và chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận ra sự khác biệt giữa hai sản phẩm để chọn lựa” - ông Đức Bảy khẳng định.
Phát hiện hơn 400.000 sản phẩm đồ chơi không chứng từ
Ngày 20-3, đội quản lý thị trường (QLTT) 12B Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Q.12 bắt quả tang xe tải chở hơn 400.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em không có hóa đơn, chứng từ hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, qua kiểm tra xe tải do ông Thạch Chành Đa làm tài xế, đoàn kiểm tra phát hiện gần chục loại đồ chơi trẻ em không có tem dấu hợp quy kiểm định chất lượng, không nhãn hàng hóa tiếng Việt. Trong đó nhiều đồ chơi như con thú, đèn hồng ngoại... có mùi khó chịu được sản xuất từ nhựa phế thải. Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện gần 30.000 sản phẩm đồ chơi cạo hình keo thơm nghi chứa các chất gây hại cho trẻ nếu hít phải.
Ông Đa cho biết chỉ là người chở hàng thuê từ Q.12 về bến xe Chợ Lớn (Q.6) giao cho các chủ hàng. Toàn bộ tang vật hiện được đội QLTT 12B tạm giữ để tiếp tục làm rõ nguồn gốc, quá trình vận chuyển và chất lượng số đồ chơi trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét